Menu
- 133 Nguyễn Chí Thanh, P. 9, Q. 5, TP. HCM
- +84901 00 91 91
- 12 Hạ Yên, P. Yên Hoà, Q. Cầu Giấy, HN
- +84901 82 59 19
Ward. 9, Dist 5, Ho Chi Minh City
Dist Cau Giay, Ha Noi
Hotline
Ghé thăm gian hàng của D.O.E
Tại vị trí B1-B8, lầu 3, trung tâm Adora, 431 Hoàng Văn Thụ, Phường 14, Tân Bình
Rất nhiều sản phẩm, thiết bị được trưng bày cùng những chương trình khuyến mãi hấp dẫn nhất trong năm
Phó trưởng khoa phụ trách - Trưởng Ban tổ chức Hội nghị
Phó trưởng khoa - Phó trưởng Ban Tổ chức Hội nghị
Phó trưởng khoa - Thành viên Ban Tổ chức Hội nghị
Phí tham dự đăng ký trước (tới ngày 19/03/2023)
Phí tham dự đăng ký trước:
Hội nghị | Thời gian | Phí tham dự |
TIỀN HỘI NGHỊ | 02/04/2023 | Hội thảo viên Học viên sau đại học Sinh viên |
CHƯƠNG TRÌNH HỘI NGHỊ THỨ HAI | 03/04/2023 | Hội thảo viên Học viên sau đại học inh viên |
CHƯƠNG TRÌNH HỘI NGHỊ THỨ BA | 04/04/2023 | Hội thảo viên Học viên sau đại học Sinh viên |
TRỌN GÓI HAI NGÀY HỘI NGHỊ | 03/04/2023 – 04/04/2023 | Hội thảo viên Học viên sau đại học Sinh viên |
TRỌN GÓI BA NGÀY HỘI NGHỊ | 02/04/2023 – 04/04/2023 | Hội thảo viên |
Ghi chú:
Phí tham dự Hội thảo viên đã bao gồm phí cấp CME.
Phí tham dự Học viên sau đại học đang theo học tại khoa RHM đã bao gồm ăn trưa, không bao gồm phí cấp CME.
Phí tham dự Sinh viên ngành bác sĩ RHM và CN KT PHR không bao gồm ăn trưa và phí cấp CME.
Học viên sau đại học đang theo học tại khoa RMH đăng ký và đóng trực tiếp tại bộ phận Sau đại học, Khoa RMH, Đại học Y Dược TPHCM theo danh sách lớp. Liên hệ CN Nguyễn Thị Hương Nhu.
Sinh viên ngành bác sĩ RHM và CN KT PHR đăng ký và đóng phí trực tiếp tại bộ phận Đào tạo, Khoa RHM, Đại học Y Dược TPHCM theo danh sách lớp. Liên hệ TS.Nguyễn Thị Thanh Tâm, Email: ngthanhtam@ump.edu.vn.
Phí tham dự đăng ký tại chỗ ngày 02/04/2023
Hội nghị | Thời gian | Phí tham dự |
TIỀN HỘI NGHỊ | 02/04/2023 | Hội thảo viên 1.500.000 VNĐ |
CHƯƠNG TRÌNH HỘI NGHỊ THỨ HAI | 03/04/2023 | Hội thảo viên 1.500.000 VNĐ |
CHƯƠNG TRÌNH HỘI NGHỊ THỨ BA | 04/04/2023 | Hội thảo viên 1.500.000 VNĐ |
TRỌN GÓI HAI NGÀY HỘI NGHỊ | 03/04/2023 – 04/04/2023 | Hội thảo viên 2.000.000 VNĐ |
TRỌN GÓI BA NGÀY HỘI NGHỊ | 02/04/2023 – 04/04/2023 | Hội thảo viên 3.500.000 VNĐ |
TIỀN HỘI NGHỊ (02.04.2023)
HỘI TRƯỜNG | CHƯƠNG TRÌNH | |
SÁNG | CHIỀU | |
HỘI TRƯỜNG 1 | Chủ tọa đoàn: PGS. TS. Huỳnh Nghĩa, TS. Nguyễn Trọng Hào, TS. Hoàng Trọng Hùng 7g45-8g00: Khai mạc 8g00-8g30: Thực hành Răng Hàm Mặt trên người bệnh cần phối hợp liên ngành TS. Hồ Nguyễn Thanh Chơn 8g30-9g00: Biểu hiện các vấn đề răng miệng ở bệnh nhân có bệnh máu ác tính PGS. TS. Huỳnh Nghĩa (Bệnh viện Truyền máu và Huyết học Tp. HCM) 9g00-9g30: Các lưu ý khi tiến hành các thủ thuật – phẫu thuật Răng Hàm Mặt ở bệnh nhân có bệnh lý tim mạch – rối loạn nhịp đồng mắc BSCKII. Kiều Ngọc Dũng (Bệnh viện Chợ Rẫy) 9g30-10g00: Bệnh niêm mạc miệng và bệnh toàn thân TS. Võ Đắc Tuyến 10g00-10g30: Giải lao 10g30-11g00: Viêm nha chu và bệnh toàn thân TS. Nguyễn Bích Vân 11g00-11g30: Cập nhật chẩn đoán và điều trị ngáy – ngưng thở khi ngủ trong chuyên ngành Răng Hàm Mặt GS. TSKH. Dương Quý Sỹ (Chủ tịch Hội Y học Giấc ngủ Việt Nam) 11g30-12g00: Sức khỏe răng miệng và các bệnh lý da viêm mạn tính có liên quan như thế nào? TS. Nguyễn Trọng Hào (Bệnh viện Da liễu Tp. HCM) | Chủ tọa đoàn: GS. TS. Trịnh Đình Hải, PGS. TS. Lê Đức Lánh, PGS. TS. Nguyễn Thu Thủy 13g30-15g00: Osteo-immunology: A new paradigm shift in implantology and bone grafting – Miễn dịch xương: Thay đổi luận thuyết trong cấy ghép nha khoa và ghép xương TS. Joseph Choukroun (Pháp) Phiên dịch: TS. Huỳnh Công Nhật Nam, ThS. Nguyễn Hưng Khánh 15g00-15g30: Giải lao 15g30-17g00: Osteo-immunology: A new paradigm shift in implantology and bone grafting – Miễn dịch xương: Thay đổi luận thuyết trong cấy ghép nha khoa và ghép xương TS. Joseph Choukroun (Pháp) Phiên dịch: TS. Nguyễn Hồ Quỳnh Anh, TS. Lê Hoàng Sơn, ThS. Lâm Cự Phong |
Hội Thảo Bàn Tròn Công Nghệ Nha Khoa – Khu Triển Lãm Lầu 3 17g00 – 19g00 |
THỨ 2 (03.04.2023)
HỘI TRƯỜNG | CHƯƠNG TRÌNH | |
SÁNG | CHIỀU | |
HỘI TRƯỜNG 1 | LẦU 1 Chủ tọa đoàn: PGS. TS. Lương Ngọc Khuê, PGS. TS. Ngô Thị Quỳnh Lan, PGS. TS. Trần Cao Bính 8g00-09g00: The minamata convention and direct restorative options – Những lựa chọn phục hồi trực tiếp và truyền thống Minamata GS. Hiền Ngô (Úc) 09g00-9g45: Lễ Khai mạc 9g45-10g30: Giải lao 10g30-11g30: Aesthetic implant reconstruction in daily practice – Phục hồi implant thẩm mỹ trong thực hành hàng ngày GS. Jerry C. Lin (Đài Loan) Phiên dịch: TS. Lâm Đại Phong, ThS. Hồ Thị Thủy Tiên 11g30-12g30: The latest innovation of facial driven design from smile to occlusion – Những tiến bộ mới nhất trong thiết kế khuôn mặt từ nụ cười đến khớp cắn BS. Pokpong Amovit (Thái Lan) Phiên dịch: TS. Nguyễn Hồ Quỳnh Anh, TS. Vũ Hoàng Trí LẦU 2 BÁO CÁO VÀ THI POSTER NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Đối tượng: giảng viên, sinh viên và học viên sau đại học khoa RHM, ĐH Y Dược Tp. HCM 7g30-9g30: Chuẩn bị 12g00-13g30: Báo cáo và thi (có thư mời và thông báo riêng) | |
HỘI TRƯỜNG 2 | Bệnh lý Răng Hàm Mặt dưới góc nhìn toàn diện Chủ tọa đoàn: PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Anh, TS. Võ Đắc Tuyến, PGS. TS. Tống Minh Sơn 13g30-13g55: Vị trí lồi cầu khớp thái dương hàm trên CBCT ở tư thế há tối đa TS. Nguyễn Văn Lân 13g55-14g20: Khám toàn diện trong chẩn đoán và điều trị rối loạn chức năng hệ thống nhai PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Anh 14g20-14g45: Tình trạng già hoá dân số và thách thức cho ngành Răng Hàm Mặt TS. Phạm Thị Mai Thanh, TS. Huỳnh Hữu Thục Hiền 14g45-15g30: Giải lao 15g30-15g55: Sử dụng kháng sinh hiệu quả trong thực hành nha khoa ThS. BSCKII. Trần Ngọc Liên 15g55-16g20: Viêm tuyến nước bọt mang tai và phương pháp tiếp cận đương đại ThS. Trương Thái Hoàng Anh 16g20-16g45: Biểu hiện các dấu ấn chuyển đổi biểu mô-trung mô trong ung thư hốc miệng TS. Nguyễn Thị Nguyệt Ánh 16g45-17g00: Thảo luận | |
HỘI TRƯỜNG 3 | Quản lý và tái tạo mô mềm quanh răng và quanh implant Chủ tọa đoàn: TS. Nguyễn Bích Vân, TS. Nguyễn Thị Bích Lý, ThS. BSCKII. Lê Trung Chánh 13g30-14g30: Ceramic veneers: New sonic technique to harmonize pink and white aesthetics – Mặt dán sứ: Kỹ thuật phẫu thuật nha chu mới bằng sóng âm để hài hòa thẩm mỹ hồng và thẩm mỹ trắng GS. Jean-François Lasserre (Pháp) Phiên dịch: PGS. TS. Nguyễn Thu Thuỷ, ThS. Trương Hải Ninh 14g30-15g45: Làm dài thân răng lâm sàng khi nướu sừng hoá không thuận lợi ThS. Hồ Thị Hoà 14g45-15g30: Giải lao 15g30-15g55: Quản lý mô mềm quanh răng ở bệnh nhân chỉnh nha TS. Đỗ Thu Hằng 15g55-16g20: Loại hình nha chu và các ứng dụng lâm sàng TS. Trần Yến Nga 16g20-16g45: Tăng thể tích mô mềm quanh răng và quanh implant: Ứng dụng vật liệu ghép thay thế mô tự thân và các tác nhân sinh học TS. Nguyễn Mẹo 16g45-17g00: Thảo luận | |
HỘI TRƯỜNG 4 | Tiếp cận các giải pháp đương đại trong phẫu thuật hàm mặt và tạo hình Chủ tọa đoàn: PGS. TS. Lâm Hoài Phương, TS. Hồ Nguyễn Thanh Chơn 13g30-14g00: Diversified application of distraction osteogenesis in treatment of midface hypoplasia – Các ứng dụng đa dạng của kéo dãn xương trong điều trị thiểu sản tầng giữa mặt BS. Jui-Pin Lai (Đài Loan) Phiên dịch: TS. Nguyễn Thị Kim Chi, TS. Trần Minh Cường 14g00-14g25: Hiệu quả điều trị thiểu năng màn hầu bằng phương pháp vạt thành hầu bên PGS. TS. Lâm Hoài Phương 14g25-14g45: Sử dụng ngà răng tự thân trong phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới ThS. Nguyễn Thanh Nhàn 14g45-15g30: Giải lao 15g30-15g55: Hiệu quả tái tạo xương của các sản phẩm giàu tiểu cầu dưới các điều kiện ly tâm khác nhau TS. Trần Minh Cường 15g55-16g20: Ứng dụng công nghệ in 3D trong phẫu thuật tái tạo xương hàm dưới ThS. Nguyễn Phước Lợi, TS. Hồ Nguyễn Thanh Chơn 16g20-16g45: Đánh giá hiệu quả của phẫu thuật chỉnh hàm kết hợp chỉnh nha trong điều trị sai hình xương hạng III ThS. Phan Huỳnh An 16g45-17g00: Thảo luận | |
THỰC HÀNH TẠI CHỖ – HANDS-ON 13g30 – 17g00 One day digital implant workshop: scan, implant studio, and 3D crown printing (Một ngày thực hành với implant kỹ thuật số: quét, thiết kế, in 3D mão) BS. Pokpong Amornvit (Thái Lan) Phiên dịch: TS. Trần Thị Ngọc Trang, TS. Huỳnh Công Nhật Nam, TS. Kiều Quốc Thoại, TS. Nguyễn Hồ Quỳnh Anh
| ||
THỰC HÀNH TẠI CHỖ – HANDS-ON 13g30 – 17g00 Hiển vi Nội nha Bộ môn Chữa răng – Nội nha | ||
Hội Thảo Bàn Tròn Công Nghệ Nha Khoa – Khu Triển Lãm Lầu 3 17g00 – 19g00 |
THỨ 3 (04.04.2023)
HỘI TRƯỜNG | CHƯƠNG TRÌNH | |
SÁNG | CHIỀU | |
HỘI TRƯỜNG 1 | Vật liệu, dụng cụ trong điều trị nội nha: Quá khứ và hiện tại Chủ tọa đoàn: PGS. TS. Phạm Văn Khoa, PGS. TS. Trần Xuân Vĩnh, PGS. TS. Vũ Quang Hưng 8g00-8g30: MTA có và không có kết hợp PRF trong nội nha PGS. TS. Phạm Văn Khoa 8g30-8g55: Đánh giá kết quả của phẫu thuật nội nha sử dụng dụng cụ siêu âm và MTA trám ngược BSCKII. Bùi Thị Loan Chi, TS. Nguyễn Thị Bích Lý 8g55-9g20: X quang kỹ thuật số trong bảo tồn sự sống tủy răng bằng Calci silicate: Hành trình tìm kiếm những tín hiệu sớm cho tiên lượng lâm sàng ThS. Bùi Huỳnh Anh 9g20-9g45: Điều trị nội nha tái sinh ở răng vĩnh viễn chưa đóng chóp: Từ cơ sở khoa học đến thực hành lâm sàng TS. Kiều Quốc Thoại 9g45-10g30: Giải lao 10g30-11g00: Điều trị nội nha xâm lấn tối thiểu: lựa chọn và giải pháp TS. Lê Hồng Vân (Bệnh viện RHMTW Hà Nội) 11g00-11g20: Các tính chất của dụng cụ nội nha NiTi: Quá khứ và hiện tại ThS. Huỳnh Thị Thùy Trang, PGS.TS. Phạm Văn Khoa 11g20-11g40: Xử lý dụng cụ gãy trong nội nha: Có còn là điệp vụ bất khả thi? Vai trò của hiển vi nội nha ThS. Lê Hoàng Lan Anh, PGS. TS. Phạm Văn Khoa 11g40-12g00: Điều trị lấy tuỷ buồng với Biodentine trên răng vĩnh viễn người trưởng thành có viêm tuỷ không hồi phục PGS. TS. Trần Xuân Vĩnh | Nắm vững nền tảng, áp dụng công nghệ trong chỉnh hình răng mặt Chủ tọa đoàn: PGS. TS. Đống Khắc Thẩm, TS. Hồ Thị Thùy Trang, PGS. TS. Lê Thị Thu Hằng 13g30-14g00: Chỉnh nha với mắc cài mặt lưỡi: Đánh giá kết quả lâm sàng và phương pháp thiết kế BSCKII. Đinh Vĩnh Ninh (Bệnh viện RHM TW, Tp. HCM) 14g00-14g45: Điều trị cắn sâu trong chỉnh hình răng mặt PGS. TS. Đống Khắc Thẩm 14g45-15g30: Giải lao 15g30-16g30: Chỉnh nha tăng trưởng: Có thể với khay nhựa trong? TS. Hồ Thị Thùy Trang 16g30-16g45: Thảo luận 16g45-17g00: BẾ MẠC TRAO GIẢI THƯỞNG |
HỘI TRƯỜNG 2 | Thực tiễn ứng dụng lâm sàng của các giải pháp Nha khoa phòng ngừa đương đại Chủ tọa đoàn: TS. Nguyễn Văn Lân. ThS. Trương Hải Ninh, PGS. TS. Nguyễn Thị Hồng 8g00-9g00: Clinical evidence of topical fluoride therapy for caries management in older adults – Bằng chứng lâm sàng của liệu pháp fluoride tại chỗ để quản lý sâu răng ở người cao tuổi GS. Chu Chun Hung (Hong Kong) Phiên dịch: TS. Nguyễn Ngọc Yến Thư, ThS. Đào Quang Khải 9g00-9g45: Erosive tooth wear: Management and prevention – Mòn răng: Quản lý và phòng ngừa PGS. Kazuo Kato (Nhật Bản) Phiên dịch: TS. Nguyễn Phan Thế Huy, TS. Từ Thị Huyền Trang 9g45-10g30: Giải lao 10g30-11g00: Bệnh trào ngược dạ dày thực quản: một bệnh lý không chỉ ảnh hưởng đến tiêu hóa PGS. TS. Bùi Hữu Hoàng (Bộ môn Nội, ĐH Y Dược Tp. HCM) 11g00-11g25: Xử trí mòn răng ở bệnh nhân trào ngược dạ dạy thực quản PGS. TS. Trần Thu Thủy 11g25-12g00: Nha khoa xâm lấn tối thiểu trong nha khoa trẻ em: Quá khứ, hiện tại và tương lai GS. Võ Trương Như Ngọc (Viện Đào Tạo RHM, ĐH Y Hà Nội) | Đơn giản hóa quy trình điều trị cấy ghép nha khoa với tiến bộ của khoa học công nghệ Chủ tọa đoàn: TS. Võ Chí Hùng, TS. Phạm Thị Hương Loan, PGS. TS. Trương Nhựt Khuê 13g30-14g30: Managing deficient bone and challenging cases – Quản lý thiếu hổng xương và những ca phức tạp BS. Jasbrinder Singh Teja (Ấn Độ) Phiên dịch: ThS. Trần Hải Phụng, BS. Trần Thiện Trường 14g30-14g45: Implant ống mũi khẩu – Sự lựa chọn cho những tình huống tiêu xương phức tạp TS. Phạm Thị Hương Loan 14g45-15g30: Giải lao 15g30-16g00: The cell-free approach for bone regeneration into the critical-sized defects – Tiếp cận không tế bào cho việc tái tạo xương ở những vùng khiếm khuyết lớn PGS. Anjalee Vacharaksa (Thái Lan) Phiên dịch: TS. Trần Minh Cường, ThS. Hoàng Mạnh Cường 16g00-16g15: Hiệu quả của tái tạo xương có hướng dẫn trong gia tăng kích thước xương theo chiều đứng ThS. Cao Chánh Đức, TS. Võ Chí Hùng 16g15-16g30: Kỹ thuật Khoury trong tăng kích thước sống hàm: Từ mô học đến hiệu quả lâm sàng ThS. Bùi Tấn Lâm, TS. Phạm Thị Hương Loan 16g30-16g45: Ứng dụng công nghệ định vị trong kỹ thuật dời thần kinh xương ổ dưới ThS. Đậu Cao Lượng, PGS. TS. Lê Đức Lánh |
HỘI TRƯỜNG 3 | Phục hình trong những tiến triển mới Chủ tọa đoàn: TS. Đoàn Minh Trí, PGS. TS. Nguyễn Thu Thủy, ThS. BSCKII. Nguyễn Đức Minh 8g00-9g00: Digital chairside implant restoration – From singles to full mouth – Phục hồi implant kỹ thuật số tại phòng nha – Từ răng đơn lẻ đến toàn miệng TS. Hsuan Chen (Đài Loan) Phiên dịch: TS. Trần Thị Ngọc Trang, TS. Kiều Quốc Thoại 9g00-9g25: Biến chứng lâm sàng khi thực hiện phục hình trên implant: Phòng ngừa và xử trí TS. Đoàn Minh Trí 9g25-9g45: Các kỹ thuật giúp tối ưu hoá sự lưu giữ của phục hình tháo lắp toàn hàm truyền thống ThS. Lữ Lam Thiên 9g45-10g30: Giải lao 10g30-10g55: Các phương pháp xác định mặt phẳng nhai trong phục hồi toàn miệng ThS. BSCKII. Trần Thiên Thuỷ Trúc 10g55-11g20: Sử dụng khoảng cách hai cánh mũi để ước tính kích thước ngang khối răng trước trên trong phục hình toàn hàm ở người Việt ThS. Nguyễn Thái Phượng 11g20-11g45: Ảnh hưởng của chiều cao abutment lên sự tiêu mào xương quanh implant TS. Võ Lâm Thuỳ 11g45-12g00: Thảo luận | Công nghệ số trong phục hình răng Chủ tọa đoàn: TS. Hoàng Trọng Hùng, ThS. Nguyễn Vũ Vân Anh, TS. Nguyễn Văn Minh 13g30-13g55: Quy trình kỹ thuật số trong chế tác phục hình tháo lắp toàn hàm: Phối hợp lâm sàng và labo ThS. Nguyễn Hiếu Hạnh, ThS. Nguyễn Anh Thư, ThS. Nguyễn Vũ Vân Anh 13g55-14g45: Principles of Intra oral scanner – Nguyên tắc máy quét trong miệng KTV. Fujiwara Yoshio (Nhật Bản) Phiên dịch: Mr. Nguyễn Duy Thanh, ThS. Nguyễn Vũ Vân Anh 14g45-15g30: Giải lao 15g30-15g55: Ứng dụng Kỹ thuật số với vật liệu Zirconia và BioHPP KTV. Cao Vũ Hồng Thanh 15g55-16g45: Implant restoration: Designing ideal emergence profile by using digital technology – Phục hồi trên implant: Thiết kế emergence profile lý tưởng sử dụng kỹ thuật kỹ thuật số Bs. Suchada Kongkiatkamon (Thái Lan) Phiên dịch: ThS. Phan Hoàng Hải, TS. Võ Lâm Thuỳ |
THỰC HÀNH TẠI CHỖ 8g30-12g00 Thực hành bẻ loop (di xa răng) trong chỉnh nha Bộ môn Chỉnh hình răng miệng | THỰC HÀNH TẠI CHỖ 13g30-17g00 Khuôn trám bán và toàn phần thế hệ mới Bộ môn Chữa răng – Nội nha | |
THỰC HÀNH TẠI CHỖ 8g30-12g00 Đơn giản hóa chụp ảnh nha khoa bằng điện thoại thông minh và thiết bị trợ sáng Bộ môn Nha khoa tổng quát |
BS chuyên khoa ngoại tổng quát, gây mê và quản lý đau Chủ tịch của SYFAC, hội nghị quốc tế về các yếu tố tăng trưởng Người phát minh ra kỹ thuật PRF
Miễn dịch-xương: Một chuyển đổi mô hình mới trong cấy ghép và ghép xương
TS. Joseph Choukroun
BS chuyên khoa ngoại tổng quát, gây mê và quản lý đau
Chủ tịch của SYFAC, hội nghị quốc tế về các yếu tố tăng trưởng
Người phát minh ra kỹ thuật PRF
Tóm tắt bài báo cáo
Miễn dịch xương là ngành khoa học hiện đại cho thấy ảnh hưởng của hệ thống miễn dịch đối với quá trình chuyển hóa xương và với tất cả các hiện tượng sửa chữa mô. Thật vậy, quá trình lành thương xương bắt đầu bằng một phản ứng miễn dịch: phản ứng viêm được kích hoạt bởi sự giải phóng các cytokine gây viêm. Những cytokine này chịu trách nhiệm cho sự tăng sinh mạch máu mới, kích hoạt sự hình thành mô sẹo xương. Hành vi của các tế bào xương phụ thuộc vào hoạt động của hệ thống miễn dịch, hệ thống này phụ thuộc vào mức độ chất oxy hóa. Sản xuất chất oxy hóa ở mức độ cao được gọi là stress oxy hóa, sẽ dẫn đến sự thất bại của hệ thống miễn dịch với các tác động phụ như nhiễm trùng, tiêu xương do ngừng tái tạo hoặc tích hợp sợi. Ví dụ, ở bệnh nhân tiểu đường, người hút thuốc, bệnh nhân dị ứng với penicillin hoặc trong các bệnh viêm mãn tính. Quá trình chuyển hóa xương thuận lợi cần thiết phải giảm quá trình stress oxy hóa bằng nhiều giải pháp như bổ sung đầy đủ vitamin D, giảm lượng cholesterol xấu LDL hoặc các chất kích thích miễn dịch đầy đủ khác. Việc sử dụng kháng sinh dự phòng cũng phải được xem xét lại để sử dụng kháng sinh có đặc tính kích thích miễn dịch đáng kể. PRF cũng có chức năng miễn dịch: giảm mức độ viêm và tăng chất chống oxy hóa tại chỗ. Dễ dàng thấy được, viêm quanh implant là một bệnh lý miễn dịch gây mất xương xung quanh implant, gây ra bởi tình trạng stress oxy hóa trên mô xương.
BS, ThS, TS Nha khoa, Bằng Giáo dục đại học Thành viên các hội ICD, ADI, PFA
Quy ước Minamata và các lựa chọn phục hồi trực tiếp
GS. Hiền Ngô
BS, ThS, TS Nha khoa, Bằng Giáo dục đại học, Thành viên các hội ICD, ADI, PFA
Tóm tắt bài báo cáo
Sâu răng vẫn là một gánh nặng sức khỏe lớn đối với cộng đồng, mặc dù đã có sự hiểu biết thấu đáo về nguyên nhân và nỗ lực đáng kể được đầu tư vào công tác phòng ngừa. Kể từ khi được giới thiệu cách đây hơn 150 năm, amalgam nha khoa đã trở thành vật liệu phổ biến nhất được sử dụng để phục hồi răng sâu vì tính hiệu quả về chi phí, dễ sử dụng và lịch sử thành công lâu dài của vật liệu này. Xét về tuổi thọ lâm sàng, nó vẫn mang lại kết quả tốt nhất trong tất cả các vật liệu phục hồi trực tiếp, tuy nhiên nó đòi hỏi phải loại bỏ nhiều cấu trúc răng khỏe mạnh hơn. Hai vật liệu thay thế amalgam phổ biến nhất là composite và GIC. Vào năm 2013, Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc đã khởi xướng Công ước Minamata về thủy ngân. Đây là một hiệp ước toàn cầu nhằm “bảo vệ sức khỏe con người và môi trường khỏi khí thải nhân tạo và việc giải phóng thủy ngân và các hợp chất thủy ngân”. Công ước này đưa ra một loạt các biện pháp bao gồm kêu gọi giảm dần việc sử dụng amalgam nha khoa. Quý hội thảo viên được mời tham dự bài giảng này để hiểu rõ hơn về sự phát triển quan trọng này và cập nhật về những tiến bộ mới nhất trong vật liệu nha khoa và kỹ thuật lâm sàng.
Giáo sư trợ lý tại Trường Nha, Đại học Y Khoa Đài Bắc và giảng viên lâm sàng tại Bệnh viện Đại học Quốc gia Đài Loan BS. Jerry hành nghề tư nhân chuyên về Nha chu tại phòng khám riêng ở Đài Bắc
Phục hồi implant thẩm mỹ trong thực hành hàng ngày
TS. BS. Jerry C. Lin
Giáo sư trợ lý tại Trường Nha, Đại học Y Khoa Đài Bắc và giảng viên lâm sàng tại Bệnh viện Đại học Quốc gia Đài Loan
BS. Jerry hành nghề tư nhân chuyên về Nha chu tại phòng khám riêng ở Đài Bắc
Tóm tắt bài báo cáo
Thẩm mỹ của implant là sự kết hợp của nhiều yếu tố bao gồm xương ổ răng tối ưu, vị trí implant đúng, đường viền mô mềm tốt và phục hình thẩm mỹ. Việc kiểm soát xương ổ răng có thể coi là việc xây dựng nền tảng cho thẩm mỹ. Một bề mặt mô mềm lý tưởng chỉ có thể được tạo ra và nâng đỡ khi có đủ xương ổ răng bên dưới. Hơn nữa, mô mềm quanh implant khỏe mạnh sẽ tiếp tục bảo vệ xương quanh implant khỏi bị tiêu nhằm đạt được sự ổn định lâu dài.
Phần trình bày này bắt đầu với các quan điểm về kỹ thuật mô và y sinh, tiếp theo là cung cấp các hướng dẫn điều trị và ra quyết định về thẩm mỹ implant. Các trường hợp và tình huống lâm sàng sẽ được trình bày để minh họa cách đạt được các kết quả thẩm mỹ. Mục tiêu của bài này là cung cấp các phương pháp toàn diện và các quy trình thực tế để đạt được thẩm mỹ cho implant.
Giảng viên khoa Nha, Đại học Mahidol Phòng khám The S Clinic, Thái Lan
Một ngày thực hành với implant kỹ thuật số: quét, thiết kế, in 3D mão
BS. Pokpong Amornvit
Giảng viên khoa Nha, Đại học Mahidol
Phòng khám The S Clinic, Thái Lan
Tóm tắt bài báo cáo
Khái niệm thiết kế dựa theo định hướng khuôn mặt trong nha khoa phục hồi là một liệu pháp toàn diện để thay đổi hình dạng khuôn mặt của bệnh nhân và cải thiện diện mạo của họ. Với các công cụ kỹ thuật số để ghi dữ liệu, thiết kế và chế tạo phục hồi chính xác, các quy trình này sẽ được giảm bớt. Nhờ có công nghệ và thiết bị mới nhất, các nha sĩ có thể làm việc hiệu quả và năng suất hơn. Máy quét trong miệng và phần mềm thiết kế đóng một vai trò thiết yếu trong phương pháp này. Trong phần trình bày này, bạn sẽ học cách tích hợp khuôn mặt vào điều trị thông qua việc sử dụng các phần mềm. Đồng thời, bạn sẽ khám phá thêm về công nghệ tiên tiến nhất để mang lại liệu pháp tốt nhất. Ngoài ra, bạn sẽ học cách áp dụng phương pháp tiếp cận đa ngành cho khái niệm thiết kế hướng đến khuôn mặt bằng cách sử dụng triết lý #PPFACEDESIGN; từ thiết kế nụ cười đến hoàn thiện khớp cắn.
Giảng viên đại học chuyên ngành Nha khoa, bộ môn Phục hình răng, Đại học Bordeaux Pháp Chủ tịch Hiệp hội Đào tạo liên tục về Nha khoa Thẩm mỹ “Symbiose”
Mặt dán sứ: Kỹ thuật phẫu thuật nha chu mới bằng sóng âm để hài hòa thẩm mỹ hồng và thẩm mỹ trắng
GS. Jean-François Lasserre
Giảng viên đại học chuyên ngành Nha khoa, bộ môn Phục hình răng, Đại học Bordeaux Pháp
Chủ tịch Hiệp hội Đào tạo liên tục về Nha khoa Thẩm mỹ “Symbiose”
Tóm tắt bài báo cáo
Mặt dán sứ dán, khi kết hợp với điều trị chỉnh nha và phẫu thuật niêm mạc nướu, giúp bác sĩ thực hiện được các phục hồi đạt được phục hình thẩm mỹ và bảo tồn các mô xung quanh răng. Sự phát triển này truyền cảm hứng cho chúng tôi thực hiện các qui trình mới trong nha khoa vi mô và trong phẫu thuật niêm mạc nướu ở vùng răng trước.
Để hài hòa thẩm mỹ hồng với thẩm mỹ trắng, các kỹ thuật cổ điển tái tạo mô nướu (phẫu thuật cắt nướu điều chỉnh xương) đòi hỏi cần lật vạt toàn phần, làm thời gian lành thương kéo dài 8 đến 12 tuần trước khi thực hiện các mặt dán sứ chính thức. Phẫu thuật xâm lấn tối thiểu tạo hình xương bằng công nghệ sóng âm, tay khoan cần có phun nước và thường được thực hiện mù; kỹ thuật này giúp tiết kiệm thời gian và đạt được sự chính xác. Các mũi insert sử dụng sóng âm
(Kavo/Komet) giúp làm dài thân răng lâm sàng, tạo lại khoảng sinh học sẽ được giới thiệu trong bài báo cáo. Chất lượng đặc biệt của mặt dán tạm, sự tương hợp sinh học của lithium disilicate góp phần tối ưu hóa kết quả và đặc biệt là giảm thời gian chờ đợi giữa phẫu thuật và thực hiện mặt dán.
Khoa Phẫu thuật tạo hình & tái tạo, Bệnh viện Chang Gung Memorial, Cao Hùng, Đài Loan Giảng viên Đại học Y khoa Chang Gung, Đài Loan
Ứng dụng đa dạng của kỹ thuật kéo dãn xương hàm trong điều trị thiểu sản tầng mặt giữa
BS. Jui-Pin Lai
Khoa Phẫu thuật tạo hình & tái tạo, Bệnh viện Chang Gung Memorial, Cao Hùng, Đài Loan
Giảng viên Đại học Y khoa Chang Gung, Đài Loan
Tóm tắt bài báo cáo
Kỹ thuật kéo dãn xương hàm được thực hiện đầu tiên trong phẫu thuật chỉnh hình, nhưng được công nhận như là một kỹ thuật hiệu quả để điều trị nhiều tình trạng dị tật sọ mặt. Ở những bệnh nhân khe hở môi và hàm ếch, kỹ thuật này đã thay đổi đáng kể việc điều trị tình trạng thiểu sản hoặc lùi hàm trên nghiêm trọng. Kỹ thuật kéo dãn xương hàm cho phép xương tiếp tục tạo mới đi kèm sự mở rộng đồng thời của tổ chức mô mềm xung quanh, góp phần mang lại sự ổn định lâu dài cho quá trình tái tạo và giảm nguy cơ tái phát. Báo cáo đầu tiên của Cohen và cộng sự về sự thành công của phương pháp kéo dãn xương từ từ giúp tịnh tiến tầng mặt giữa ở những bệnh nhân khe hở môi hàm ếch đã thay đổi đáng kể các khái niệm về tái tạo sọ mặt, đặc biệt ở những bệnh nhân khe hở môi hàm ếch có tình trạng thiểu sản hàm trên trầm trọng. Từ đó, kỹ thuật kéo dãn xương hàm trên đã trở thành một thủ thuật đáng tin cậy trong điều trị các khiếm khuyết hàm trên ở bệnh nhân khe hở môi hàm ếch, và sự thành công của phương pháp này đã được ghi nhận trong y văn. Hơn nữa, kỹ thuật này thường được sử dụng đối với những trẻ đang lớn có biểu hiện thiểu sản hàm trên gây ảnh hưởng chức năng và thẩm mỹ, và đối với những trẻ mà việc chờ đợi quá trình tăng trưởng sọ mặt kết thúc để can thiệp phẫu thuật chỉnh hình xương hàm có thể là rào cản về mặt tâm lý. Bài trình bày này sẽ điểm qua tổng quan y văn và kinh nghiệm của chúng tôi trong việc sử dụng kỹ thuật điều trị chuyên biệt này.
Phó trưởng khoa (Đối ngoại) của Khoa Nha, Đại học Hong Kong
Bằng chứng lâm sàng về hiệu quả của liệu pháp fluoride tại chỗ trong quản lý sâu răng ở người cao tuổi
GS. Chu Chun Hung
Phó trưởng khoa (Đối ngoại) của Khoa Nha, Đại học Hong Kong
Tóm tắt bài báo cáo
Dân số đang già hóa và tuổi thọ trung bình đang ngày càng tăng trên toàn cầu. Sự lão hóa, việc mắc nhiều bệnh và dùng nhiều loại thuốc cùng lúc khiến người lớn tuổi dễ mắc các bệnh về răng miệng. Sâu răng là bệnh răng miệng phổ biến nhất, ảnh hưởng đến gần một nửa số người lớn tuổi. Tuy nhiên, sâu răng là bệnh có thể phòng ngừa được và chúng ta có thể ngăn ngừa sự tiến triển của sâu răng. Bởi vì fluoride có tác dụng sâu sắc trong việc tái khoáng hóa men răng và ngà răng, nên fluoride tại chỗ là một tác nhân tại chỗ phổ biến được sử dụng để kiểm soát sâu răng. Rất nhiều nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã báo cáo về vai trò và cơ chế của fluoride trong việc phòng ngừa và ngăn chặn sâu răng. Bài trình bày này sẽ xem xét một cách có hệ thống hiệu quả của liệu pháp thoa fluoride trên lâm sàng trong việc phòng ngừa và ngăn chặn sâu răng ở người lớn tuổi. Sau khi nghe bài trình bày này, người tham gia sẽ biết được 1) các tác nhân fluoride phổ biến được sử dụng để kiểm soát sâu răng và 2) hiệu quả của từng tác nhân fluoride để phòng ngừa và ngăn chặn sâu răng ở người lớn tuổi.
Phó Giáo sư, Khoa Nha, ĐH Aichi Gakuin Thành viên, ORCA (Tổ chức Nghiên cứu Sâu răng Châu Âu)
Mòn răng - Xử trí và dự phòng
PGS. Kazuo Kato
Phó Giáo sư, Khoa Nha, ĐH Aichi Gakuin
Thành viên, ORCA (Tổ chức Nghiên cứu Sâu răng Châu Âu)
Tóm tắt bài báo cáo
Mòn răng do axit hay xoi mòn đang trở thành một trong những yếu tố quan trọng khi xem xét đến việc để có một bộ răng khỏe mạnh suốt đời. Tổn thương răng vĩnh viễn do xoi mòn xảy ra trong thời thơ ấu có thể ảnh hưởng đến bộ răng đang phát triển của trẻ trong suốt cuộc đời. Do đó, cần phải chẩn đoán tình trạng mòn răng ở trẻ em và người lớn càng sớm càng tốt. Về mặt lâm sàng, việc phát hiện các dấu chứng hoà tan mô răng do xoi mòn là rất quan trọng. Giai đoạn đầu của xoi mòn được đặc trưng bởi sự xuất hiện các bề mặt men răng bóng láng, men răng dọc theo viền nướu còn nguyên vẹn và tạo rãnh trên mặt nhai. Nếu phát hiện được các yếu tố nguy cơ của hiện tượng này và có sự tương tác giữa chúng, có thể bắt đầu các biện pháp phòng ngừa thích hợp. Trong đó bao gồm việc cải thiện thói quen ăn uống, chương trình flo tối ưu hóa, sự kích thích lưu lượng nước bọt, sử dụng các chất đệm và hướng dẫn thói quen chải răng không gây hại với kem đánh răng có độ mài mòn thấp, v.v… Ngoài ra, tình trạng mòn răng do axit ở công nhân nhà máy tiếp xúc với khói axit cũng sẽ được thảo luận.
Giảng viên và cố vấn nghiên cứu tại Trung tâm Đào Tạo CEREC Châu Á Bác sĩ lâm sàng chuyên phục hình thẩm mỹ với CEREC tại phòng khám nha khoa Sweet Space
Phục hồi implant kỹ thuật số tại phòng nha: Từ răng đơn lẻ đến toàn miệng
BS. Hsuan Chen
Giảng viên và cố vấn nghiên cứu tại Trung tâm Đào Tạo CEREC Châu Á
Bác sĩ lâm sàng chuyên phục hình thẩm mỹ với CEREC tại phòng khám nha khoa Sweet Space
Tóm tắt bài báo cáo
Ngày nay, implant và phục hình trên implant đã có nhiều thành công, tuy nhiên cũng có xảy ra những thất bại trong giai đoạn sớm phục hình hay quá trình sử dụng lâu dài do các biến chứng lâm sàng. Biến chứng này được chia làm hai loại: biến chứng về mô mềm hay ở mô cứng. Biến chứng có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào từ lúc đặt implant, giai đoạn sớm phục hình và trong suốt quá trình sử dụng phục hình trên implant. Tỉ lệ tồn tại phục hình cao và tỉ lệ biến chứng thấp của phục hình là điều tiên quyết cho thành công của điều trị bởi vì sự thất bại của phục hình có thể dẫn đến thất bại của toàn bộ kế hoạch phục hồi dựa trên implant. Điều trị các biến chứng lâm sàng thường không dễ dàng thường tốn rất nhiều chi phí, thời gian đôi khi phải làm lại từ đầu trong những điều kiện phức tạp hơn hoặc có khi không thể sửa chữa. Phòng ngừa và xử trí các biến chứng lâm sàng được thực hiện từ giai đoạn lên kế hoạch đặt implant cho đến suốt thời kỳ bệnh nhân sử dụng phục hình implant tăng cường sự thành công cho phục hình cố định và tháo lắp trên implant nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.
Bác sĩ Nha khoa, Trường Cao đẳng Nha khoa Bapuji, Davanagere, Ấn Độ Thạc sĩ Khoa học về Cấy ghép Nha khoa, Đại học Johann Wolfgang Goethe, Frankfurt, Đức
Quản lý thiếu hổng xương và những ca phức tạp
ThS. BS. Jasbrinder Singh Teja
Bác sĩ Nha khoa, Trường Cao đẳng Nha khoa Bapuji, Davanagere, Ấn Độ
Thạc sĩ Khoa học về Cấy ghép Nha khoa, Đại học Johann Wolfgang Goethe, Frankfurt, Đức
Tóm tắt bài báo cáo
Ngày nay, phục hình răng cho trường hợp mất răng từng phần hoặc toàn phần hàm trên bằng implant nha khoa trở nên phổ biến với kết quả lâu dài đáng tin cậy. Tuy nhiên, do quá trình tiêu xương, bệnh nha chu và chấn thương, xương ổ răng hàm trên thường bị thiếu hụt theo chiều ngang. Ở vùng răng sau hàm trên, do xoang hàm bị mở rộng xuống dưới cho nên bác sĩ rất khó cắm implant. Tình trạng này ảnh hưởng đến vị trí implant, sự ổn định và thành công lâu dài. Vì vậy, những trường hợp này thường có chỉ định ghép xương. Bài thuyết trình nhằm mục đích mô tả các kỹ thuật ghép xương và nong rộng sống hàm bằng các dụng cụ nong xương và quy trình nâng xoang để giúp đặt được implant vào sống hàm hàm trên bị tiêu xương.
Giảng viên khoa Nha, Đại học Chulalongkorn
Tiếp cận không tế bào cho việc tái tạo xương ở những vùng khiếm khuyết lớn
PGS. Anjalee Vacharaksa
Giảng viên khoa Nha, Đại học Chulalongkorn
Tóm tắt bài báo cáo
Ở những khiếm khuyết trầm trọng có kích thước lớn, quá trình hình thành xương mới không thể lấp đầy và lành thương hoàn toàn. Do đó, cần phải có một khung nâng đỡ để thúc đẩy quá trình tái tạo xương vào khiếm khuyết. Chúng tôi đề xuất một cách tiếp cận sử dụng vật liệu không chứa tế bào bằng các hạt nano hydroxyapatite được biến đổi các phân tử cation chức năng 3-aminopropyltriethoxysilane (HA-NPs-APTES) để gắn microRNA-302a-3p (miRNA-302a-3p) làm phân tử có hoạt tính sinh học. HA-NPs-APTES-miR được kết hợp trong khung tricalcium phosphate/hydroxyapatite (TCP/HA) có thể được tùy chỉnh theo hình dạng của khiếm khuyết. Sự phân tán HA-NPs-APTES trên bề mặt của khung nâng đỡ được xác định bằng kính hiển vi huỳnh quang. Kết quả cho thấy vật liệu HA-NP-APTES có tính tương hợp sinh học và có thể được hấp thu vào bên trong tế bào. Khả năng tương hợp sinh học của khung nâng đỡ liên kết với HA-NPs-APTES được xác nhận qua thử nghiệm resazurin. Sự hấp thu của HA-NP-APTES vào tế bào được hiển thị bằng kính hiển vi cho thấy rằng HA-NPs-APTES có thể đưa miRNA-302a-3p chức năng vào các tế bào trên khung nâng đỡ. Việc đưa miRNA-302a-3p vào các dòng tế bào u xương (HOS và MG63) và nguyên bào xương hàm dưới nguyên phát ở người (HmOBs) được xác định bởi PCR định lượng (qPCR), và tiếp sau đó là sự điều hòa của các gen tạo xương xuôi dòng. Biểu hiện của RUNX2 tăng lên do quá trình điều chỉnh giảm biểu hiện của COUP-TFII. Tiếp theo, chúng tôi nghiên cứu trên mô hình chuột In vivo quá trình tái tạo xương ở các khiếm khuyết sọ bằng micro-CT và phân tích hình thái mô học. Khung TCP/HA được kết hợp với HA-NPs-APTES-miR cho thấy lượng xương trên mẫu mô cao hơn đáng kể so với khung nâng đỡ trống. Đo đạc hình thái mô học cũng xác nhận sự hình thành xương mới ở khu vực trung tâm của các khiếm khuyết. Tóm lại, nghiên cứu của chúng tôi đã chứng minh một ứng dụng đầy hứa hẹn của khung TCP/HA được in 3D có thể được thiết kế theo hình dạng tùy chỉnh để phù hợp với các khuyết tật lớn. Khung nâng đỡ có sửa đổi bề mặt với các phân tử hoạt tính sinh học để tăng cường hình thành xương. Phương pháp không sử dụng tế bào này có thể vượt qua những trở ngại còn tồn tại trong điều trị bằng tế bào gốc.
Giám đốc đại diện Labo Y - Nha Kobe Giám đốc điều hành Giải pháp Y - Nha Kobe Giảng viên thỉnh giảng tại Viện Công nghệ Nha khoa Đại học Osaka
Nguyên lý của máy quét trong miệng
KTV Fujiwara Yoshio
Giám đốc đại diện Labo Y - Nha Kobe
Giám đốc điều hành Giải pháp Y - Nha Kobe
Giảng viên thỉnh giảng tại Viện Công nghệ Nha khoa Đại học Osaka
Tóm tắt bài báo cáo
Trong những năm gần đây, chúng ta cuối cùng đã bắt đầu phát triển toàn diện về nha khoa kỹ thuật số. Và trọng tâm của chúng ta đã thay đổi từ CAD/CAM dành cho sản xuất sang sử dụng CAD/CAM như một công cụ hỗ trợ điều trị và chẩn đoán y tế cũng như ứng dụng thực tế của IoT. Giờ đây, trong ngành nha khoa, chúng ta thường trao đổi dữ liệu bằng dịch vụ đám mây và tôi tin rằng đã đến lúc chúng ta nên nhận thức được máy quét trong miệng là công cụ để lấy dữ liệu chứ không phải là công cụ chỉ để lấy dấu. Công nghệ AI từ hệ thống CAD cũng đã được phát triển mặc dù nền tảng của nha khoa kỹ thuật số là máy quét. Tuy nhiên, máy quét có một khiếm khuyết không thể tránh khỏi do cơ chế của chúng được gọi là "mất cạnh", nghĩa là chúng không thể phác thảo các cạnh sắc nét. Tôi muốn bắt đầu nói về mất cạnh, sau đó là giải pháp giảm cạnh bằng phương pháp Smart, CAD và bằng phần mềm đặc biệt.
Giảng viên bộ môn Phục hình và Cấy ghép nha khoa tại các Đại học Srinakharinwirot, Mahidol và Chulalongkorn
Phục hồi trên implant: thiết kế emergence profile lý tưởng sử dụng kỹ thuật kỹ thuật số
ThS. BS. Suchada Kongkiatkamon
Giảng viên bộ môn Phục hình và Cấy ghép nha khoa tại các Đại học Srinakharinwirot, Mahidol và Chulalongkorn
Tóm tắt bài báo cáo
Việc thay thế các răng đã mất không đơn giản chỉ là đặt implant và thực hiện phục hình trên nó. Điều này phức tạp hơn nhiều vì để tái tạo không chỉ mão phục hình mà còn là toàn bộ form dáng của răng. Dạng thoát (emergence profile) phù hợp là một trong những nhân tố quan trọng nhất để có được một case implant thành công. Trong bài giảng lần này, bác sĩ Suchada sẽ đề cập đến những yếu tố quyết định thành công trong điều trị cấy ghép implant và tập trung chủ yếu vào đường viền / dạng thoát phù hợp của implant cũng như là những nguyên nhân đằng sau nó. Thông tin chi tiết trao đổi được sẽ dựa trên cả quy trình truyền thống và quy trình kỹ thuật số.
Đang cập nhật
Đang cập nhật
KHOA RĂNG HÀM MẶT – ĐẠI HỌC Y DƯỢC TPHCM
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Răng Hàm Mặt lần thứ 45
Địa điểm: TRUNG TÂM TỔ CHỨC SỰ KIỆN TẠI TPHCM
Địa chỉ: 652 Nguyễn Trãi, Phường 11, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Thời gian: 02 – 04/04/2023
Điện thoại: (028) 3855 8735 – (028) 3855 2641
Email: fos@ump.edu.vn