Những dụng cụ cần thiết trong phẫu thuật nha chu của Hu-Friedy
1. Bộ Thước đo thẩm mỹ Dr. Chu
- Bộ thước đo gồm 3 dụng cụ chính:
Thước đo tỷ lệ thân răng: Xác định tỷ lệ cân xứng giữa chiều cao và chiều rộng của răng
Thước đo kéo dài xương ổ: Xác định tỷ lệ giữa chiều cao thân răng sau khi làm dài và chiều cao xương ổ
Thước đo kiểm tra khoảng sinh học: Kiểm tra khoảng sinh học trước và sau khi điều trị.
Chi tiết về bộ dụng cụ xem thêm TẠI ĐÂY
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÂY ĐO TỶ LỆ THÂN RĂNG
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG THƯỚC ĐO KÉO DÀI THÂN RĂNG
2. Cây đo túi nha chu
Đo và kiểm tra túi nướu nha chu, đo khoảng cách trên miệng, mô, màng ghép,… Cây đo túi của Hu-Friedy được thiết kế vạch đo chính xác, vạch đo không bị mờ sau nhiều lần hấp và sử dụng.
Xem chi tiết TẠI ĐÂY
3. Cây đục xương nha chu Back action (C36/37)
Dụng cụ nha chu thứ 3 là cây đục xương nha chu. Dùng để lấy xương bằng cách kéo lui về phía mình. Thường dùng ở các vị trí xương liền kề với răng hoặc phía xa của răng cối. Đục xương back action có 3 lưỡi cắt, lưỡi to sử dụng cho xương bề mặt, 2 lưỡi nhỏ dùng cho vùng xương uốn lượn.
4. Dũa xương nha chu (Dũa xương đuôi chồn)
Dùng làm láng bề mặt xương sau khi dùng đục xương gồm:
- Dũa xương cong (FS9/10S): sử dụng ở vùng xương bề mặt
- Dũa xương phía gần/xa (FS1/2S)
- Dũa xương phía trong/ ngoài (FS3/4S)
5. Dao nha chu
Dùng để bổ hình hoặc tỉa nướu trong nha chu.
Dao Orban (KO1/2): Dùng để lấy đi mô nướu sau khi cắt ở vùng răng cửa
Dao Kirkland (KK15/16): Dùng để lấy đi mô nướu sau khi cắt ở vùng răng sau hoặc lấy mô liên kết vùng lồi củ.
6. Dụng cụ nạo túi nha chu – Xử lý mặt gốc răng
Dụng cụ nha chu nạo túi Gracey dùng để làm sạch bề mặt răng. Thông dụng là bộ nạo túi Gracey After five.
Xem thông tin chi tiết Gracey TẠI ĐÂY
7. Bóc tách nha chu
Bóc tách gồm 1 đầu nhọn và 1 đầu tròn nhỏ, phù hợp bóc tách toàn phần vùng mô nướu trong phẫu thuật nha chu. Dụng cụ bóc tách tốt giúp mô nướu không bị dập, giúp quá trình lành thương tốt hơn.
8. Kẹp phẫu tích
Kẹp phẫu tích không mấu (TP41) : kẹp mô nướu, màng,… tránh làm tổn thương mô nha chu.
Kẹp phẫu tích có mấu (TP42): Kẹp kim, da, mô cứng,…
Kẹp mô có lỗ mở (SP20): Kẹp mô có tiết diện nhỏ, vùng gai nướu, có thể xuyên kim khi khâu.
9. Kéo phẫu thuật
Kéo có nhiều loại, kích thước, nhọn, tù khác nhau nhưng trong phẫu thuật nha chu Bác sĩ có thể dùng loại để cắt mô hoặc cắt chỉ. Tuy nhiên, nếu để cắt mô thì nên lựa chọn loại kéo có độ bén tốt để bảo vệ mô nướu, giảm thiểu tổn thương.
- Kéo cắt chỉ thường có thân thẳng, đầu thẳng hoặc đầu cong.
- Kéo cắt mô thường có thân uốn cong, đầu cong, lưỡi có răng cưa giúp cắt mô không bị trượt.
- Kéo của Hu-Friedy được làm từ thép không gỉ có thành phần carbon giúp kéo sắc bén hơn nhiều lần.
10. Kẹp kim khâu
- Kẹp kim khâu tốt giúp giữ chặt kim, chỉ trong thao tác khâu, đóng mở nhẹ nhàng, đặc biệt, trong phẫu thuật nha chu, mô nướu thường có tiết diện nhỏ, mỏng dễ rách.
- Kẹp kim có 2 loại chính là kẹp kim dạng kéo và kẹp kim dạng lá (castroviejo).
- Kẹp kim dạng kéo thường dùng cho phẫu thuật thông thường với chỉ lớn
- Kẹp kim dạng lá dùng cho các trường hợp vi phẫu, chỉ nhỏ.
11. Cán dao mổ
Dao mổ tròn giúp thao tác dễ dàng, dễ xoay trong các trường hợp khó.
Xem thêm các dụng cụ phẫu thuật TẠI ĐÂY!
12. Hộp đựng dụng cụ
Hệ thống cassette quản lí dụng cụ nha khoa nằm trong hệ thống #HuCare, giúp quý bác sĩ bảo quản dụng cụ tốt hơn, đơn tốn thời gian cho công đoạn phân loại, hấp rửa, vô trùng dụng cụ.
Lời kết:
Phẫu thuật nha chu là lĩnh vực đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận, khéo léo,… cho nên đầu tư những dụng cụ chuyên dụng sẽ giúp công việc chuyên nghiệp, thuận tiện, nhanh chóng hơn. Quý Bác sĩ có thể bắt đầu bằng những dụng cụ quan trọng như đục xương, dao Orban, dũa xương, nạo túi Gracey, bóc tách,… cho những ca phẫu thuật nha chu ban đầu của mình.
Thông tin liên hệ:
Công ty D.O.E Việt Nam
Địa chỉ: Lầu 7, 133 Nguyễn Chí Thanh, P9, Quận 5, Hồ Chí Minh. ĐT: (028)39 57 54 77
12 Hạ Yên, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội. ĐT: (024) 32 202 102
Fanpage: Dentistry of Excellence – D.O.E Vietnam