VP Hồ Chí Minh

133 Nguyễn Chí Thanh

Quận 5, TP. Hồ Chí Minh

12 Hạ Yên

Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Quản lý mô mềm xung quanh Implant – Bảo vệ thiết yếu khỏi các biến chứng lâu dài

Giáo sư Stefan Fickl | Đức  

Khoa nha chu 

Julius-Maximilian Đại học Würzburg  

Hành nghề tư nhân, Fürth  

 

Trong một thời gian dài trước đây, việc quản lý mô mềm được coi là yếu tố thẩm mỹ đơn thuần. Nhưng xung quanh implant, cả mô sừng hóa và mô mềm đủ dày đều có chức năng bảo vệ. 

Trong thực tế thực hành của chúng tôi, quản lý mô mềm dưới dạng vạt cải tiến, vạt cuộn, ghép mô liên kết hoặc ghép màng collagen – là một phần của phương pháp điều trị trong khoảng 80% trường hợp của chúng tôi.

Điều kiện mô mềm nào có lợi?

"Mục tiêu cho độ dày mô mềm là 2mm, và mục tiêu cho niêm mạc bám dính cũng là 2mm."

Về chất lượng của mô mềm xung quanh, ghép khoảng 2mm niêm mạc sừng hóa nên là mục tiêu để thiết lập các điều kiện ổn định, lâu dài. Một đánh giá kết luận rằng thiếu niêm mạc sừng hóa có liên quan đến sự tích tụ nhiều mảng bám, viêm mô mềm quanh implant, và mất bám dính.

Về số lượng (độ dày và chiều cao của mô mềm quanh implant), các nghiên cứu cho thấy rằng mô mềm quanh implant dày hơn dẫn đến tiêu xương ít hơn. Do đó Linkevicius và cộng sự đã chỉ ra rằng mô mềm quanh implant dày 2 mm gây ra sự mất xương quanh cổ implant ít hơn đáng kể so với mô mềm dày dưới 2 mm. Hiện tượng này có thể được giải thích bởi sự thiết lập cần thiết của bề rộng khoảng sinh học với niêm mạc viền mỏng và implant hai thành phần. Nhóm nghiên cứu đã chứng minh rằng mô mềm quanh implant được ghép bằng vật liệu sinh học hoạt động theo cách tương tự như mô mềm “dày tự nhiên”. Nó cũng được xác định, bằng cách sử dụng mức độ cao nhất của bằng chứng (Hội nghị đồng thuận về xương học), rằng việc ghép mô mềm bảo vệ chống lại sự tiêu mào xương ổ. Do đó, ngày nay kết luận rằng mục tiêu cho độ dày mô mềm là 2mm, và mục tiêu cho niêm mạc bám dính cũng là 2mm (hình 1).

Kỹ thuật lấy niêm mạc sừng hóa

Ghép niêm mạc tự do là tiêu chuẩn vàng để ghép niêm mạc đã sừng hóa. Tuy nhiên, cấy ghép niêm mạc tự do có nhiều nhược điểm khác ngoài việc loại bỏ đau đớn và tăng nguy cơ biến chứng. Chúng bao gồm sẹo và không thích ứng với các mô mềm xung quanh. Theo một nghiên cứu hồi cứu từ nhóm làm việc của chúng tôi, việc che phủ các ổ nhổ răng bằng sản phẩm bấm nướu sẽ tạo ra nhiều sẹo, co kéo và sai lệch màu sắc hơn đáng kể so với màng collagen Geishtlich Mucograft® Seal. Chúng tôi coi Geishtlich Mucograft® Seal thích hợp hơn như một vật liệu đóng kín cho các ổ nhổ răng.

Kỹ thuật làm dày thể tích

Cấy ghép mô liên kết dưới biểu mô là tiêu chuẩn vàng hiện nay để tăng thể tích mô mềm quanh implant. Tuy nhiên, các nghiên cứu lâm sàng cho thấy có thể thu được một thể tích mô ổn định tương tự với màng collagen Geistlich Fibro-Gide®. Về mặt này, sự phát triển này rất thú vị đối với các bác sĩ lâm sàng, vì loại bỏ cấy ghép mô liên kết dưới biểu mô hoặc kỹ thuật tạo vạt cải tiến để làm dày mô mềm thường là những thủ thuật rất phức tạp và nhạy cảm về mặt kỹ thuật. Sự ra đời của màng collagen mô mềm  đã làm giảm gánh nặng phẫu thuật của bệnh nhân. Các phương pháp hiện đại này cũng cho phép tăng độ dày của mô mềm ở vùng răng sau. Như một giá trị gần đúng, việc sử dụng màng collagen có thể được dùng để tăng độ dày của mô mềm thêm 1-1,5 mm. Về yêu cầu độ dày mô mềm 2mm, điều này có nghĩa là có thể đạt được mô mềm đủ dày trong một lần ghép mô mềm.

Thời điểm

Mô mềm có thể được cải thiện vào những thời điểm khác nhau. Bảo tồn mào xương ổ có thể được thực hiện ngay sau khi nhổ răng. Sử dụng màng collagen lợn (Geistlich Mucograft® Seal) để che phủ ổ nhổ răng có thể giúp lành thương mô mềm tốt hơn và nhanh hơn mà chỉ để lại sẹo nhỏ. Mô mềm cũng có thể dày lên cùng lúc với việc cấy ghép. Trong khi đó Geistlich Fibro-Gide là vật liệu đã được kiểm chứng để cải thiện độ dày mô mềm quanh implant trước khi phát hiện ra các mô cấy ghép. Tăng thể tích mô mềm muộn sau cấy ghép có thể khó thực hiện hơn. Dữ liệu khoa học cho thấy lành thương mô mềm thứ phát mang lại ít thành công. Do đó, tôi thích chủ động ghép mô mềm hơn là sửa chữa sau đó và ngay từ đầu cố gắng tránh hình thành mô mềm mỏng hoặc khuyết mô mềm xung quanh phục hình implant.

A Hình ảnh ca lâm sàng với độ dài mô mềm không đủ. | B Tăng độ dày mô mềm với vật liệu Geistlich Fibro-Gide tại thời điểm đặt implant. | Đóng vết thương chính. | D Độ dày của vạt được tăng lên mặt trong miệng sau 4 tháng từ khi đặt implant và làm dày mô mềm. | E Cuộn vạt và định vị lại theo ý muốn để định vị niêm mạc implant. | Geistlich Mucograft được dùng để tạo thêm niêm mạc sừng hóa. | F  Phục hình sau cùng.

Tất cả các thông số đã đầy đủ

Trường hợp lâm sàng ở hình trên cho thấy một bệnh nhân có niêm mạc mỏng và thiếu bám dính. Mục đích ở đây là đạt được tất cả các mục tiêu cần thiết để có đủ mô quanh implant – niêm mạc bám dính 2mm cộng với độ dày mô mềm 2mm – bằng cách tăng thể tích và quản lý mô mềm sau đó. Geistlich Fibro-Gide® được đặt vào thời điểm cấy ghép cho phép lành thương nguyên phát dưới niêm mạc. Rõ ràng, Geistlich Fibro-Gide® đã làm dày mô mềm lên đáng kể. Màng collagen Geistlich Mucograft® sau đó được sử dụng để chữa lành vết thương hở tại thời điểm bộc lộ implant để có được một dải niêm mạc bám dính với tăng cường. 

Tại sao cách tiếp cận này?

Như đã được đề cập, việc hình thành mô mềm sau biến chứng, ví dụ, lộ implant và/hoặc niêm mạc kém bám dính với phục hình implant, là một quá trình khó khăn và ít dự đoán được. Vì lý do này, việc ghép mô mềm trước khi phục hình là chìa khóa để tránh các biến chứng trung hạn và dài hạn.  

Kết luận cho thực hành lâm sàng

Ghép mô mềm tự thân vẫn là kỹ thuật tiêu chuẩn để cải thiện sức khỏe mô mềm quanh implant, nhưng việc sử dụng màng collagen mở rộng chỉ định và các lựa chọn lâm sàng để cải thiện mô mềm và đảm bảo cho bệnh nhân một giải pháp mô mềm quanh implant lâu dài và ổn định.

Tài liệu tham khảo

Lin GH, et al.: J Periodontol 2013; 84:1755-67.

Linkevicius T, et al.: Clin Implant Dent Relat Res 2015; 17(6):1228-36.

Thoma DS, et al.: J Clin Periodontol 2017; 44:185-194.

Fickl S, et al.:  Int J Periodontics Restorative Dent 2018; 38:el-e7

Thoma DS, et al.: Clin Oral Implants Res 2018; 29 Suppl 15:32-49.

Zeltnet M, et al.: J Clin Periodontol 2017; 44:446-53.

Burkhardt R, et al.: J Clin Oral Implant Res 2008;19(5):451-7.

Souza AB, etal.: Clin Oral Impl Res 2016; 27:650-55.

Sarmiento HL, et al.: Int J Periodontics Restorative Dent 2016; 36(5):699-705.

Baqain ZH, et al.: British Journal of Oral and Maxillofacial Surgery 2012; 50:239-43.

Thoma DS, et al.: J Clin Periodontol 2016; 43(10):874-85.

Thoma DS, et al.: Clin Oral Implants Res 2014; 41 Suppl 15:S77-91.

 

Quay lại
Hotline
Zalo
Messenger